Người nông dân bản địa đến từ Madhya Pradesh, Ấn Độ, đang bán bộ sưu tập hạt giống của Bà tại Hiệp hội Nông dân Hữu cơ ở Udaipur. Ảnh: GRAINChâu Á, nơi sinh sống của 60% dân số thế giới và 74% là nông dân, là mục tiêu của một chiến dịch lâu dài và tăng cường nhằm tư nhân hóa nguồn hạt giống thông qua các luật và quy định mới. 1 Có đến 80% số hạt giống được sử dụng ở châu Á ngày nay là do nông dân cất giữ giống từ những vụ thu hoạch trước. 2 Các công ty vì lợi ích của mình muốn biến việc làm này (tức, nông dân cất giữ giống) trở thành việc bất hợp pháp. Theo cách đó, họ có thể kiếm tiền bằng việc buộc nông dân phải mua hạt giống vào mỗi vụ gieo trồng mới. Đối với nhiều nông dân và các nhóm lợi ích chung, điều này là rất nguy hiểm, bởi vì bất cứ ai sở hữu được hạt giống đều có thể kiểm soát được nguồn cung thực phẩm.Việc tư nhân hóa hạt giống diễn ra thông qua hai loại luật: luật hạt giống - quy định cách thức hạt giống được bán trên thị trường, và luật sở hữu trí tuệ - quy định việc độc quyền cho người lai tạo giống. Cả hai loại luật này đều đi theo cùng một hướng, đó là loại trừ và cấm các loại giống bản địa và địa phương bởi tính đa dạng và tiến hóa. Nhiều chính phủ đang nỗ lực loại trừ các loại giống này vì chúng không phù hợp với nền nông nghiệp công nghiệp, chế biến thực phẩm hoặc các siêu thị - ‘vị lợi ích tăng trưởng’ của các tập đoàn.Theo các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được thống nhất năm 1994, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều phải quy định quyền sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng. Việc này có thể được thực hiện thông qua các bằng sáng chế hoặc thiết lập một hệ thống pháp lý khác. Ngành công nghiệp hạt giống toàn cầu khá ưa chuộng hệ thống UPOV, với tên đầy đủ là Hiệp hội quốc tế về Bảo hộ giống cây trồng mới, một loại hình ‘hệ thống bằng sáng chế’ được thiết kế cho các giống cây trồng ở châu Âu cách đây 60 năm. Theo UPOV, các nhà lai tạo giống (cây trồng) được độc quyền 20-25 năm đối với nguồn hạt giống với điều kiện: mới, khác biệt, đồng nhất và ổn định. Không ai được sản xuất, tái sản xuất, bán hoặc trao đổi hạt giống của các cây giống này nếu không có sự cho phép của nhà tạo giống. Đối với ngành công nghiệp hạt giống, cơ chế kiểm soát này là tối quan trọng để các công ty thu hồi vốn đầu tư cho hoạt động nhân giống, thường được thiết kế để trói buộc người nông dân phải đồng hành sử dụng hóa chất nông nghiệp của chính các công ty.FTA thúc đẩy UPOVViệc thúc đẩy các nước châu Á tham gia UPOV hoặc tối thiểu tuân thủ các quy tắc gần đây nhất: UPOV 91 (tương đương, các quy tắc được sửa đổi lần cuối gần đây nhất) đang diễn ra dưới sự bảo trợ của các cuộc đàm phán thương mại khác nhau. Việc làm này được diễn ra cả trong các cuộc đàm phán thương mại song phương, như EU-Ấn Độ, hoặc các cuộc đàm phán khu vực như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) hoặc Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).3Theo TPP - được ký kết năm 2016 bởi Úc, Brunei, Chile, New Zealand, Peru, Singapore, Việt Nam, Nhật Bản và Malaysia, về phía châu Á-Thái Bình Dương - các quốc gia thành viên có thể tiếp tục loại trừ danh mục thực vật và động vật khỏi luật sáng chế của họ, như WTO cho phép, nhưng họ phải tham gia UPOV 91 và phải cung cấp bằng sáng chế bảo hộ cho các phát minh “có nguồn gốc từ thực vật”.4 Trong khi động thái này khá bất lợi, các quốc gia như Thái Lan, Philippines và Indonesia vẫn bày tỏ quan tâm đến việc tham gia thỏa thuận thương mại này.RCEP vẫn đang trong tiến trình đàm phán. Các văn bản đàm phán bị rò rỉ từ năm 2014 và 2015 cho thấy Nhật Bản và Hàn Quốc thúc đẩy mạnh mẽ nhất cho một thỏa thuận mà bắt buộc các bên ký kết tham gia UPOV. Ở châu Á, chỉ có Úc, Trung Quốc, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc, Singapore và Việt Nam là thành viên của UPOV. Điều này có nghĩa là Ấn Độ và tám quốc gia Đông Nam Á khác sẽ phải theo, hạn chế và hướng tới loại bỏ hết các quyền của nông dân được lưu giữ, sản xuất và trao đổi hạt giống. Dưới sự phản kháng và áp lực từ các tổ chức nông dân và các nhóm xã hội dân sự nên điều khoản này gần đây đã bị loại bỏ khỏi văn bản đàm phán. 5 Ngay sau đó, Ấn Độ đã hoàn toàn rút khỏi các cuộc đàm phán. Trong bối cảnh này, các thỏa thuận thương mại song phương trong đó có liên quan UPOV sẽ tiếp tục được thúc đẩy, đặc biệt là các thỏa thuận liên quan đến các chính phủ châu Âu như Liên minh châu Âu, Vương quốc Anh thời hậu Brexit và Hiệp hội thương mại tự do châu Âu. Chúng tôi hy vọng các cuộc đàm phán thương mại mới do Mỹ dẫn đầu sẽ xuất hiện sớm với sự tham gia của cả Philippines và Ấn Độ. Vậy thực trạng hiện nay như thế nào khi các quốc gia bị ép phải tham gia UPOV và việc cất giữ giống tại các nông trại sẽ bị chấm dứt một ngày không xa?Trung QuốcTheo điều tra dân số quốc gia lần thứ sáu của Trung Quốc năm 2010, một nửa dân số của nước này sống ở khu vực nông thôn. Trung Quốc là đất nước có bề dày lịch sử về cất giữ hạt giống và gieo lại hạt giống đã được cất giữ. Tuy nhiên, trong bối cảnh công nghiệp hóa nông nghiệp ngày một gia tăng và thúc đẩy sử dụng các giống lai, nhiều giống truyền thống đã được thay thế bằng hạt giống thương mại. Trung Quốc là thị trường hạt giống lớn nhất thế giới với khoảng 12,5 triệu tấn hạt giống được gieo trồng hàng năm.Theo quy định đầu tiên về bảo hộ giống cây trồng của đất nước này vào năm 1997, Trung Quốc cho phép nông dân được cất giữ và tái sử dụng các giống được bảo hộ, mà không phải trả tiền bản quyền, miễn là hạt giống đó sử dụng trên chính trang trại của họ. Điều này cũng có nghĩa, nông dân không thể trao đổi hoặc bán những hạt giống này. Năm 2013, quy định bảo hộ giống cây trồng đã được sửa đổi một vài điểm. Năm 2015, Trung Quốc mở rộng luật hạt giống hơn, được sửa đổi và hiện đã hợp nhất với các quy định bảo hộ giống cây trồng năm 2013.6Năm 1999, Trung Quốc trở thành thành viên của UPOV, tuân thủ công ước 1978. Nhưng kể từ khi luật hạt giống mới có hiệu lực, Trung Quốc đã chịu áp lực phải tham gia UPOV 1991 từ các công ty hạt giống.7 Đồng thời, một số công ty hạt giống hàng đầu thế giới đã sáp nhập, bao gồm ChemChina mua Syngenta, công ty hạt giống lớn thứ ba của thế giới. Hiếm khi Trung Quốc chứng kiến sự phản đối công khai đối với chiến lược tập đoàn do chính nhà nước tài trợ đến vậy; và việc sáp nhập này đã bị hàng trăm ngàn người phản đối vì cho rằng thỏa thuận này sẽ dẫn đến hậu quả cây trồng biến đổi gen sẽ được gieo trồng trên khắp cả nước, hủy hoại an ninh lương thực và nền nông nghiệp Trung Quốc.8Theo khảo sát của Trường Đại học Nông nghiệp Trung Quốc, ngày càng nhiều nông dân ở Trung Quốc chọn mua hạt giống từ thị trường - thay vì sử dụng hạt giống cất giữ ở nông trại. 9 Trung Quốc hiện có 4.300 công ty hạt giống được cấp chứng nhận, với 50 công ty hàng đầu chiếm lĩnh 35% thị trường trong nước. Khi khu vực thương mại tiếp quản, giá hạt giống ngày một tăng lên.10 Nông dân chia sẻ hoặc trao đổi hạt giống của các loài được bảo hộ bị coi là vi phạm pháp luật nhưng sẽ khó theo kiện bởi vì họ không thể trả tiền phạt. 11 Và gần đây, đã có đề xuất coi việc xâm phạm quyền của nhà tạo giống (cây trồng) là vi phạm hình sự, kèm theo đó là việc đơn giản hóa các thủ tục có thể khiến nhiều nông dân bán hạt giống (bất hợp pháp) sẽ bị buộc tội. 12Ban thư ký UPOV tại Geneva gần đây đã bắt đầu một chiến dịch truyền thông xã hội để quảng bá những lợi ích được cho là của hệ thống pháp lý của họ đối với các quốc gia ở Nam bán cầu. 13 Một số tài liệu nhấn mạnh rằng trong mười năm qua, Trung Quốc đã vươn lên dẫn đầu danh sách về số lượng đề xuất giấy chứng nhận bảo hộ giống cây trồng. Nhưng các nước công nghiệp vẫn chiếm ưu thế cho đến nay (xem bảng trên).Không có gì ngạc nhiên khi Trung Quốc xuất khẩu nguồn hạt giống nội địa, cao cấp sang các nước tham gia chương trình Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) tăng vọt trong những năm gần đây. 14 Hiệp hội Thương mại Hạt giống Quốc gia Trung Quốc chỉ ra rằng từ năm 2000 đến 2018, tổng giá trị xuất khẩu hạt giống tăng gấp năm lần, từ 132 triệu Đô la Mỹ lên 694 triệu Đô la Mỹ. Các thị trường chính thuộc các nước BRI bao gồm Pakistan, Kazakhstan và các nước ASEAN. Ví dụ, Tập đoàn Công nghiệp Khoai tây Laoling Xisen đang xuất khẩu hạt giống khoai tây sang một số quốc gia thuộc nhóm BRI, trong đó có Ai Cập và Kazakhstan. Và Công ty Hạt giống Atlas có trụ sở tại Bắc Kinh hiện đang bán 100 tấn hạt giống mỗi năm cho Pakistan.Dường như việc Trung Quốc sẽ chính thức tham gia UPOV 1991 chỉ còn là vấn đề thời gian. Điều này sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với các nước tham gia đàm phán thương mại với Trung Quốc, hoặc những nước là một phần của Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), vì Bắc Kinh có thể sẽ yêu cầu các nước này tuân thủ các tiêu chuẩn UPOV 1991.Ấn Độ Ấn Độ đã thông qua luật bảo hộ giống cây trồng vào năm 2001 để tuân thủ WTO. Luật này cho phép nông dân tự do sử dụng, trao đổi, cất giữ và gieo lại các giống được bảo hộ miễn là họ không bán hạt giống dưới tên thương hiệu. Luật này cũng cho phép nông dân sản xuất và phân phối các giống truyền thống chưa đăng ký của riêng họ. Việc đưa vào một chương riêng về quyền của nông dân là kết quả của chiến dịch vận động của các nhóm xã hội dân sự, các chuyên gia và hiệp hội nông dân. Vì lý do này mà Ấn Độ chưa tham gia UPOV.Năm 2019, một cuộc tranh luận gay gắt đã nổ ra ở Ấn Độ liên quan đến các điều khoản về quyền của nông dân. Công ty PepsiCo Ấn Độ đã đệ đơn kiện 11 nông dân ở Gujarat là những người đang trồng giống khoai tây được bảo hộ của công ty PepsiCo, và bán sản phẩm mà không trả tiền bản quyền. Công ty muốn họ bồi thường thiệt hại khoảng từ 28.000 Đô la Mỹ đến 140.000 Đô la Mỹ. Một phản ứng dữ dội đã nổ ra và Công ty PepsiCo đã rút đơn kiện.Trong cuộc chiến pháp lý, các nhóm xã hội dân sự phát hiện ra rằng chính phủ đang xem xét việc ban hành một số quy định pháp luật để phù hợp với UPOV 91, và vài tháng sau đó, một dự thảo Luật Hạt giống 2019 đã được ban hành để cho ý kiến. 15 Đánh giá từ văn bản này, dường như có một áp lực gia tăng đối với chính phủ Ấn Độ về việc tham gia hoặc tuân thủ UPOV, không nghi ngờ gì nữa để chiếm lĩnh thị trường hạt giống đang phát triển nhanh chóng của nước này đã đạt mức 4,1 tỷ đô la Mỹ vào năm 2018.Tương tự như Trung Quốc, ngành công nghiệp hạt giống Ấn Độ cũng khá tham vọng và muốn mở rộng ở Nam và Đông Nam Á. Hiệp hội hạt giống quốc gia Ấn Độ gần đây cho biết, “Chính phủ của Modi nên đi đầu trong việc tạo ra một hệ thống toàn cầu dựa trên quyền của người tạo giống để bảo vệ quyền thương mại của chính những người tạo giống”. Do hiện tại Ấn Độ đang khởi động (lại) đàm phán thương mại song phương với Hoa Kỳ và EU, là hai đối tác thường bắt buộc các đối tác thương mại của họ trở thành thành viên của UPOV, chính vì vậy, các tổ chức nông dân và xã hội dân sự đang trong tình trạng cảnh giác cao.Indonesia Tương tự như các nước châu Á khác, Indonesia cũng đang đối mặt với nhiều áp lực khi tham gia UPOV. Điều này đến từ các thỏa thuận thương mại song phương và khu vực, cũng như hai diễn đàn về bảo hộ giống cây trồng trong khu vực mà chính phủ tham gia (xem phần đóng khung). 16Thỏa thuận thương mại mà Indonesia đã ký với EFTA (Ai-xơ-Len, Na Uy, Thụy Sĩ và Lichtenstein) vào tháng 12 năm 2018 nói rõ các bên chưa là thành viên của UPOV 1978 sẽ phải tuân thủ các quy định cốt lõi của UPOV 1991. 17 Việc ký kết thỏa thuận này đã dẫn đến quá trình cơ quan bảo hộ giống cây trồng của Indonesia muốn đánh giá lại về việc tham gia UPOV 1991. Chưa có gì tiến triển hơn trong việc hài hòa luật pháp quốc gia với UPOV 91, nhưng những lo ngại về quyền tự do của người nông dân trong việc nhân giống và sử dụng hạt giống ngày một gia tăng.Nông dân lo ngại rằng UPOV chỉ thừa nhận và thúc đẩy tính đồng nhất về hạt giống và vì thế, phương thức canh tác cây trồng. Điều này dẫn đến tình trạng xói mòn nguồn gen và làm tổn thương tới nhiều người nông dân. So với bốn quốc gia EFTA, Indonesia có nguồn cây trồng và hệ thống canh tác đa dạng nhất. Nông dân lo ngại rằng những thay đổi để tuân thủ UPOV 1991 sẽ làm gia tăng việc hình sự hóa (tức, bất hợp pháp hóa) những việc làm của người nông dân, những người chỉ đơn thuần nhân giống và chia sẻ hạt giống của mình. Ngay cả khi không có UPOV, nông dân ở Indonesia đã phải vật lộn để có thể nhân giống và phân phối hạt giống của chính họ.Từ năm 2003 đến 2010, không dưới 14 nông dân đã bị các công ty hạt giống đa quốc gia ở Indonesia kiện vì cáo buộc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với hạt giống. 20 Trong trường hợp của PT BISI, một công ty con của Charoen Pokphand của Thái Lan, nông dân đã bị bắt và một số phải ngồi tù nhiều tháng mặc dù thiếu bằng chứng từ từ công ty này. Và trong hầu hết các trường hợp, nông dân không có người đại diện pháp lý để đồng hành cùng họ tại tòa và hầu hết trong số họ không hiểu tại sao họ lại bị kết án về những việc mà họ và gia đình họ vẫn làm từ nhiều đời nay.Sau những vụ kiện này, một liên minh gồm nông dân, các nhóm xã hội dân sự và luật sư đã kiện ra tòa án hiến pháp vào tháng 9 năm 2012, phản biện rằng luật trồng trọt của Indonesia đối xử bất công với nông dân sản xuất nhỏ và nông dân (những người tự tạo giống) như thể họ là những doanh nghiệp thương mại lớn. Tòa án phán quyết rằng ba điều khoản của luật này thực sự là trái hiến pháp. Quyết định này cũng thể hiện: những người nông dân nghèo sẽ không cần sự cho phép của chính phủ để thu thập hạt giống, tự sản xuất hạt giống hoặc phân phối chúng. 21Trong một trường hợp khác, một nông dân tên là Munirwan đã bị bắt ở miền Bắc Aceh vào tháng 7 năm 2019 sau khi bị buộc tội phân phối thương mại hạt giống lúa chưa được phép công bố mà anh ta nhận được từ chính quyền tỉnh cho các mục đích thử nghiệm. Khi còn đang làm việc và tiếp tục lai tạo giống, Munirwan đã có được vụ bội thu. Sau đó, anh ta đã cất giữ hạt giống cho vụ mùa tiếp theo và bán phần còn lại.22 Sau nhiều áp lực của công chúng, vụ kiện chống lại Munirwan đã bị đình chỉ và anh ta đã được thả mà không bị xử phạt.Bất chấp quyết định của Tòa án Hiến pháp năm 2013 và áp lực xung quanh vụ án của Munirwan, luật trồng trọt mới với các điều khoản gây tranh cãi đã được thông qua vào tháng 9 năm 2019. Luật này hiện tuyên bố rõ ràng là các nông dân sản xuất nhỏ tiến hành các hoạt động tìm kiếm và thu thập nguồn gen để trồng phải báo cáo cho chính quyền địa phương và trung ương. Cũng theo luật này, các giống cây trồng có được từ việc nhân giống của người nông dân chỉ có thể được phân phối trong nhóm riêng của họ mà không đưa ra định nghĩa rõ ràng về thuật ngữ “nhóm”. Luật cũng quy định rằng những nông dân sản xuất nhỏ phân phối nguồn hạt giống không được cấp chứng nhận sẽ bị xử lý hình sự với thời gian ngồi tù từ bốn đến sáu năm.Vì vậy, không có gì lạ khi nông dân Indonesia cảm thấy các quyền của họ liên quan đến hạt giống ngày càng bị hạn chế.MalaysiaĐến nay, chính phủ Malaysia vẫn chống lại UPOV. Theo quy định của WTO, họ đã áp dụng hình thức bảo hộ giống cây trồng của mình vào năm 2004 với quyền cho phép nông dân được cất giữ và tái sử dụng hạt giống được bảo hộ.Năm 2012, chính phủ Malaysia đã tiết lộ quyết định sửa đổi luật năm 2004 để phù hợp với Công ước UPOV năm 1991.23 Quyết định này đã gặp phải sự phản đối của các tổ chức xã hội dân sự, nông dân, người tiêu dùng và các nhóm môi trường - những người cho rằng việc tuân thủ hệ thống UPOV sẽ dẫn đến việc từ chối các quyền và thực hành của nông dân như tự do phân phối và bán sản phẩm của chính họ. Nó sẽ thúc đẩy độc quyền, tạ o điều kiện cho việc vi phạm bản quyền sinh học và dẫn đến mất tri thức địa phương và đa dạng sinh học ở Malaysia. 24Trong một tuyên bố khác, các nhóm đã nhấn mạnh thêm - diện tích đất trung bình cho nông dân ở Malaysia chỉ là 1,32 ha. Đối với phần lớn nông dân sản xuất nhỏ, nguồn giống chính thường là từ thị trường địa phương, hạt giống cất giữ ở nông trại, người thân và hàng xóm. Việc cấm các hành vi này sẽ gây bất lợi và làm suy yếu hệ thống hạt giống của nông dân ở Malaysia. 25Trong khi chính phủ hiện tại không chắc chắn có phê chuẩn TPP hay không thì áp lực phải tham gia UPOV bằng việc đánh đổi quyền của nông dân vẫn tiếp tục diễn ra.PhilippinesCác kênh hạt giống không chính thức được nông dân sử dụng phổ biến nhất ở Philippines. Ngoài ra, đối với nhiều loại cây lương thực, không có giống nào được bảo hộ hợp pháp. Hầu hết các hạt giống được bảo hộ chỉ dành cho hai loại cây trồng là lúa và ngô. 26 Ngay cả trong những người trồng ngô hoặc lúa, họ có xu hướng lấy hạt giống thông qua các kênh không chính thức, từ người thân, bạn bè hoặc hàng xóm hoặc sử dụng giống còn lại từ vụ thu hoạch trước. Bên cạnh việc giúp giảm chi phí nông nghiệp, trao đổi hạt giống giữa các nông dân giúp chia sẻ nhanh nguồn nguyên liệu giống, và giảm thiểu sâu bệnh bởi tính đa dạng các giống nông dân có với nhau. 27 Ở một quốc gia có thời tiết cực đoan, tạo đà cho sâu bệnh tấn công ngày càng trầm trọng thì các giống cây trồng do người nông dân tự sản xuất đóng vai trò rất quan trọng. Ví dụ, chương trình MASIPAG do nông dân làm chủ đã thu thập được hơn 2.000 giống lúa do nông dân tự phát triển, trong đó có 18 giống chịu được hạn, 12 giống chịu lũ, 20 giống chịu mặn và 24 giống kháng sâu bệnh. 28Để tuân thủ WTO, quốc gia này đã thông qua luật bảo hộ giống cây trồng vào năm 2002. Luật này phần lớn dựa trên UPOV 91 mặc dù nó có những ngoại lệ đặc biệt đối với những nông dân sản xuất nhỏ. Hiện nay chính phủ đang thảo luận về việc sửa đổi Đạo luật Phát triển ngành Công nghiệp Hạt giống năm 1992 để ngăn chặn sự tràn lan của nguồn hạt giống giả, bao gồm cả giống ngô biến đổi gen.29 Điều này cho thấy việc trao đổi hạt giống tự giữ ở trang trại, thậm chí từ các giống chuyển gen đang phổ biến trong các cộng đồng nông nghiệp. Trong trường hợp giống ngô Roundup Ready của Monsanto, giá của hạt giống lưu hành trong các kênh không chính thức rẻ hơn mười lần so với hạt giống được mua chính thức. 30Chính phủ Philippines đã yêu cầu UPOV đánh giá sự phù hợp của luật pháp nước này với công ước năm 1991, nhưng không có hành động nào được thực hiện. 31 Trong khi đó, một số nghiên cứu chỉ ra rằng nếu UPOV 91 được áp đặt lên Philippines, nông dân sẽ mất kiến thức về hạt giống và ít có khả năng đối phó với khủng hoảng khí hậu. 32Thái Lan Thái Lan đã thông qua luật bảo hộ giống cây trồng vào năm 1999 để tuân thủ WTO. Luật này được dựa trên UPOV nhưng đảm bảo nhiều quyền tự do hơn cho nông dân. Nông dân được phép trồng lại nguồn hạt giống đã cất giữ tại trang trại đối với những giống được bảo hộ nhưng chỉ trên mảnh đất của họ. Điều đó có nghĩa là họ không được phép trao đổi hoặc bán hạt giống. Đối với một số cây trồng nhất định, có sự hạn chế về số lượng hạt giống mà nông dân có thể trồng lại. Và có một quy tắc là những người tạo giống cây trồng phải chia sẻ doanh thu với Quỹ bảo vệ giống cây trồng của nhà nước.33 Luật này được cho là đã cho phép tập đoàn đa quốc gia Charoen Pokphand có trụ sở tại Thái Lan cùng với các tập đoàn hạt giống toàn cầu như Monsanto, Cargill và Pioneer kiểm soát thị trường không chỉ hạt giống ngô mà còn các loại cây trồng hàng năm.34 Mặc dù sự kiểm soát của tập đoàn ngày một tăng, nhiều nông dân và các nhóm trang trại vẫn có thể tự sản xuất hạt giống gạo và ngô chất lượng tốt để sử dụng cho chính họ và cho các nhóm của họ. Một số nông dân đã thành lập các doanh nghiệp hạt giống cộng đồng. Một phong trào có tên “Freedom Seeds (Hạt giống tự do)” được thành lập năm 2011 thuộc Mạng lưới Nông nghiệp Thay thế, có thể sản xuất 100 tấn gạo giống hương nhài và giống truyền thống mỗi năm.35 Mỗi năm, trước khi mùa trồng lúa bắt đầu, Freedom Seeds tổ chức trao đổi hạt giống, vì vậy nông dân có thể mua, bán hoặc trao đổi hạt giống cho nhau. Một doanh nghiệp hạt giống cộng đồng khác có tên Praaw Farmer Seeds Enterprises được thành lập cách đây 20 năm bởi một nông dân ở Chiang Mai, có thể sản xuất được giống ngô lai năng suất cao, hiện đang chiếm lĩnh 10% thị trường hạt giống ngô.36 Các doanh nghiệp hạt giống cộng đồng như thế này cho thấy - cộng đồng có thể đạt được những giá trị của họ từ chính các kỹ năng của họ. Việc tự sản xuất hạt giống đem lại một cơ hội tốt để đa dạng hóa nguồn thu ở khu vực nông thôn.Năm 2017, Bộ Nông nghiệp Thái Lan đã lặng lẽ đề xuất sửa đổi luật năm 1999 để phù hợp với UPOV 91 sau những nỗ lực trước đó không thành công do vấp phải sự phản đối mạnh mẽ. Theo BioThai và Mạng lưới Nông nghiệp Thay thế, dự thảo luật sẽ vi phạm quyền của người nông dân và tăng sự kiểm soát độc quyền của các công ty hạt giống vì nó sẽ kéo dài thời gian bảo hộ cho các giống mới từ 12-17 năm ở thời điểm hiện tại lên 20-25 năm. Dự thảo luật cũng sẽ bỏ điều khoản cho phép nông dân trồng lại hạt giống được bảo hộ trên chính trang trại của họ và áp dụng mức phạt hình sự do vi phạm. 37 Dự thảo sửa đổi cũng sẽ miễn trừ yêu cầu chia sẻ doanh thu đối với nguồn giống cây trồng mới nếu không dựa trên nguồn nguyên liệu của Thái Lan.38Cho đến nay, dự luật này chưa được phê duyệt. Vẫn còn nhiều tranh cãi về việc liệu nó có làm tổn thương người nông dân và dẫn đến một thị trường hạt giống độc quyền ở Thái Lan. 39Việt Nam Nông dân sản xuất nhỏ ở Việt Nam, đặc biệt là những người ở miền núi vẫn thực hành canh tác truyền thống, có nhiều tự do hơn trong việc sử dụng, cất giữ và trao đổi hạt giống với nhau - so với nhiều nông dân ở miền xuôi – là những người cọ xát trực tiếp với nền nông nghiệp công nghiệp và chịu ảnh hưởng bởi hệ thống luật hạt giống thắt chặt hơn. Ảnh: GRAINViệt Nam gia nhập UPOV vào năm 2006. Hiện nay, quốc gia này đã trở thành hình mẫu cho những gì mà UPOV muốn đạt được ở châu Á, và thường tổ chức các cuộc giao lưu trao đổi cho các quốc gia như Thái Lan và Indonesia là những nước đang cố gắng hài hòa luật pháp của họ với UPOV.Trước khi gia nhập UPOV, gần như 100% việc nhân giống của Việt Nam nằm trong tay khu vực công. Mười năm sau, ngành công nghiệp hạt giống ở Việt Nam đã trở nên hợp nhất cao, với tám công ty chiếm 80% thị trường trong nước. Hầu hết trong số đó là các công ty hạt giống toàn cầu như Syngenta, Monsanto và Sakata của Nhật Bản. 40 Do đó, nông dân sản xuất nhỏ phải đối mặt với thách thức khi họ muốn phân phối nguồn hạt giống do chính họ sản xuất ra.Ở đồng bằng sông Cửu Long, nơi một nửa số lúa gạo của cả nước được sản xuất tại đây, hầu hết việc nhân giống được thực hiện bởi các nông dân sản xuất nhỏ. Nông dân tự tổ chức thành các “câu lạc bộ hạt giống” để sản xuất và phân phối hạt giống cho nhau. Trong năm 2008, người ta tìm thấy có khoảng 300 câu lạc bộ hạt giống do nông dân điều hành ở vùng này, cung cấp hơn 16% nguồn hạt giống gạo địa phương (trong khi chỉ có 3,5% thông qua hệ thống chính thức). Hạt giống của giống lúa mới do nông dân phát triển đa dạng hơn, rẻ hơn và giúp tạo nguồn thu cho hộ gia đình và phát triển các kỹ năng kinh doanh. 41 Theo pháp lệnh hạt giống của Việt Nam năm 2004, nông dân sản xuất cây trồng chủ lực không cần cấp giấy chứng nhận để phân phối hoặc bán hạt giống của họ, mặc dù họ phải tự đảm bảo chất lượng hạt giống. Do đó, trong thực tế, nông dân được phép nhân giống và phân phối hạt giống của mình miễn là hạt giống có chất lượng tốt. 42Theo tổ chức phi chính phủ Việt Nam CENDI, mặc dù các quy định ngày càng khắt khe hơn và thực trạng quốc gia hình mẫu về UPOV, nhóm nông dân bản địa, đặc biệt là những cộng đồng sinh sống ở miền núi vẫn thực hành phương thức canh tác truyền thống và vẫn có khả năng trao đổi, sử dụng, cất giữ, trao đổi hạt giống với nhau nhiều hơn so với nông dân ở miền xuôi, những người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi nền nông nghiệp công nghiệp và hệ thống luật pháp.Kết luậnNhững kinh nghiệm từ các quốc gia châu Á cho thấy tính đa chiều, trái nghịch với những tuyên bố về các lợi ích kinh tế xã hội của các thành viên tham gia UPOV. UPOV cơ bản hướng tới sự thỏa hiệp quyền tự do của người nông dân về hạt giống của họ; và bản chất là thúc đẩy cho ngành công nghiệp hạt giống. Việc cất giữ hạt giống và phân phối hạt giống theo các kênh không chính thức vẫn là cách thức thực hành phổ biến ở nhiều cộng đồng ở châu Á, nên việc tham gia UPOV 1991 sẽ là thảm họa vì nó dẫn đến các hình thức (bất hợp pháp hóa) những công việc giản đơn hàng ngày mà người nông dân vẫn làm như: tiết kiệm, nhân giống và phân phối hạt giống.Bảo vệ hạt giống của nông dân khỏi tiến trình tư nhân hóa và kiểm soát độc quyền của các tập đoàn là một cuộc đấu tranh liên tục, đang trở nên khó khăn hơn khi đối mặt với các thỏa thuận thương mại tự do, áp đặt các quy tắc sở hữu trí tuệ chặt chẽ hơn. Những bên thúc đẩy UPOV không tìm kiếm gì - ngoài việc thay thế hạt giống bản địa của nông dân bằng các giống thương mại đồng nhất.Điều hết sức quan trọng là phải hết sức cẩn trọng với các hiệp định thương mại và đầu tư đang buộc các nước châu Á tham gia UPOV hoặc tuân theo các quy tắc của nó. Tin tốt lành đó là sự phản đối các hiệp ước này đang ngày một tăng lên. Những cuộc chiến đang diễn ra hàng ngày cũng chỉ ra cho chúng ta những bài học kinh nghiệm. Và Bài học quan trọng nhất là chúng ta phải chung tay cùng với các phong trào nông dân, cộng đồng bản địa và các nhà hoạt động chính trị xã hội vì quyền an ninh lương thực song hành cùng các ngành nghề khác để ngăn chặn tiến trình tập đoàn hóa và giành lại quyền kiểm soát/chủ động về nguồn hạt giống và văn hóa của chính chúng ta.Nguồn: GRAIN3/12/2019---------------------------------- 1 Jingzhong Ye and Lu Pan, “Khái niệm và thực tế của nông nghiệp gia đình ở châu Á và Thái Bình Dương”, FAO, 2016, www.fao.org/3/a-i5530e.pdf 2 GRAIN, ‘Luật hạt giống khiến nông dân trở thành tội phạm: sự phản đối và chống trả’, tháng 4/2015, https://www.grain.org/e/5142 3 Để có cái nhìn tổng quan về các cuộc đàm phán thương mại áp đặt UPOV, xem GRAIN, ‘Các hiệp định thương mại tư nhân hóa đa dạng sinh học bên ngoài WTO: cập nhật năm 2018’, tháng 8/2018, https://www.grain.org/e/6030. 4 Xem GRAIN, “Hiệp ước lớn mới đang được triển khai: RCEP có ý nghĩa gì đối với hạt giống của nông dân ở châu Á?”, tháng 3/2016, https://www.grain.org/e/5405 5 IPWatch, “Các tổ chức phi chính phủ châu Á lo ngại về IP và hạt giống trong thỏa thuận thương mại RCEP”, tháng 2/2019, https://www.ip-watch.org/2019/02/26/asian-ngos-raise-concern-ip-seeds-rcep-trade-deal/ 6 Zhu Zhenyan, “Một số quy định quan trọng trong luật hạt giống sửa đổi của Trung Quốc”, Dịch vụ thông tin TWN về các vấn đề sở hữu trí tuệ, 4/3/2016, http://www.twn.my/title2/intellectual_property/info.service/2016/ip160302.htm 7 Yangkun Hou, “Bảo vệ các giống cây trồng mới ở Trung Quốc và các vấn đề chủ yếu”, 7/9/2019, https://link.springer.com/chapter/10.1007/978-981-13-8102-7_14#:~:targetText=Based%20on%20China's%20abundant%20plant,further%20development%20of%20breeding%20work. 8 “Công dân Trung Quốc phản đối thỏa thuận ChemChina-Syngenta giữa những lo ngại về GMO”, Reuters, 8/4/2016, https://www.reuters.com/article/us-china-gmo-protests/china-citizens-protest-chemchina-syngenta-deal-amid-gmo-worries-idUSKCN0X50MA 9 Shiyu Gu, “Làm thế nào để cải thiện hệ thống pháp luật bảo hộ giống cây trồng (PVP) của Trung Quốc trong thời kỳ chuyển đổi hướng tới Đạo luật UPOV 1991?”, Báo cáo luận văn thạc sĩ, Trung tâm nghiên cứu và Đại học Wageningen, 22/5/2017, https://edepot.wur.nl/416375 10 Siyuan XU, “Thị trường hóa do Nhà nước định hướng: đánh giá sơ bộ về lịch sử quản trị và thị trường hóa hạt giống của Trung Quốc”, hội nghị quốc tế lần thứ 5 của Sáng kiến nghiên cứu nông nghiệp quan trọng BRICS, tháng 10/2017, https://www.iss.nl/sites/corporate/files/2017-11/BICAS%20CP%205-54%20Xu%20S.pdf 11 Hướng dẫn bảo vệ các quyền về giống mới ở Trung Quốc, Văn phòng luật sư BUREN Trung Quốc, tháng 11/ 2018, https://www.burenlegal.com/sites/default/files/usercontent/content-files/NVPR_online_final_compressed.pdf 12 “Trung Quốc có thể tăng cường phạt hình sự để bảo về hạt giống IP”, 23/22018, http://www.xinhuanet.com/english/2018-02/23/c_136994543.htm 13 Xem https://twitter.com/vsgupov nói riêng 14 Xem GRAIN, “Sáng kiến Vành đai và Con đường: Kinh doanh nông nghiệp Trung Quốc đi toàn cầu”, tháng 2/2019, https://grain.org/e/6133 15 Chính phủ Ấn Độ, Bộ Nông nghiệp, “Dự thảo hạt giống lấy ý kiến của dân”, 2019, http://agricoop.nic.in/recentinitiatives/draft-seeds-bill-public-comments 16 Trao đổi cá nhân với Tiến sĩ Dr. Efrizal Jamal, người đứng đầu cơ quan bảo hộ giống cây trồng Indonesia, tháng 7/2019. 17 EFTA, “Phụ lục XVII đề cập trong điều khoản 5 bảo vệ sở hữu trí tuệ”, 2018, https://www.efta.int/sites/default/files/documents/legal-texts/free-trade-relations/indonesia/efta-indonesia-annex17-intellectual-property-rights.pdf 18 Diễn đàn EAPVP, “Giới thiệu về Diễn đàn bảo hộ giống cây trồng Đông Á” http://eapvp.org/about/ 19 EU IP key Đông Nam Á, https://ipkey.eu/en/south-east-asia 20 Ủy ban Nhân quyền Indonesia về Công bằng Xã hội, “Hạt giống của chúng tôi, chủ quyền của chúng tôi - chiến thắng luật hạt giống ở Indonesia”, 2013, https://www.grain.org/en/article/4774-our-seed-our-sovereignty-seed-law-victory-in-indonesia 21 Ibid. 22 Gisela Swaragita, “Nông dân bị bắt vì sản xuất, bán giống lúa chưa công bố”, 2019, https://www.thejakartapost.com/news/2019/07/27/farmer-arrested-for-producing-selling-unreleased-rice-seed-variety.html 23 Bộ Nông nghiệp Malaysia, ‘Những phát triển mới về PVP (Bảo hộ giống cây trồng) tại Malaysia’, tháng 10/2012, https://www.yumpu.com/en/document/read/37894525/pvp-in-malaysiapdf-the-east-asia-plant-variety-protection-forum 24 Zanariah Abd Mutalib, ‘21 NGO bantah Malaysia sertai Konvensyen UPOV 1991’, tháng 9/2019, https://www.bharian.com.my/berita/nasional/2019/09/610836/21-ngo-bantah-malaysia-sertai-konvensyen-upov-1991 25 ‘Các nhóm nông dân và xã hội dân sự Malaysia’ bản ghi nhớ về RCEP và bảo vệ giống cây trồng, tháng 2/2019, https://www.ip-watch.org/weblog/wp-content/uploads/2019/02/Malaysia-Memo-of-CSOs-And-Farmers-Groups-No-UPOV-In-RCEP.pdf 26 Public Eye, “Sở hữu hạt giống, tiếp cận thực phẩm – Đánh giá tác động nhân quyền của UPOV 1991 dựa trên các nghiên cứu điểm ở Kenya, Peru và Philippin”, 2014, https://www.publiceye.ch/fileadmin/doc/Saatgut/2014_Public_Eye_Owning_Seed_-_Accessing_Food_Report.pdf 27 Ibid. 28 MASIPAG, ‘Giữa khủng hoảng, nhóm nhà khoa học nông dân ra mắt giống lúa thích ứng với biến đổi khí hậu’, 2019, http://masipag.org/2019/09/amidst-crisis-farmer-scientist-group-launch-climate-resilient-rice-varieties/ 29 Jasper Arcalas, ‘Kẽ hở trong luật đe dọa làm chậm thành công của ngành hạt giống ’, Business Mirror, tháng 6/2018, https://businessmirror.com.ph/2018/06/06/flaw-in-law-threatens-to-slow-seeds-sectors-success/ 30 Public Eye, “Sở hữu hạt giống, tiếp cận thực phẩm – Đánh giá tác động nhân quyền của UPOV 1991 dựa trên các nghiên cứu trường hợp điển hình ở Kenya, Peru và Philippin”, 2014, https://www.publiceye.ch/fileadmin/doc/Saatgut/2014_Public_Eye_Owning_Seed_-_Accessing_Food_Report.pdf#page=1&zoom=auto,-158,449 31 Pusat Perlindungan Varietas Tanaman dan Perizinan Pertanian, Kementrian Pertanian Indonesia, ‘Perkembangan negara anggota EAPVP’ 2018, http://pvtpp.setjen.pertanian.go.id/cms/wp-content/uploads/2018/01/Perkembangan-Negara-Anggota-EAPVP-Forum-Indirawati-Sintya-D-SS-MA.pdf 32 CIDSE, “Cộng đồng kiên cường: Câu chuyện về Masipag”, tháng 11/2016, https://www.cidse.org/2016/11/18/resilient-communities-the-story-of-masipag/ 33 USDA FAS. “Cập nhật sửa đổi luật bảo vệ giống cây trồng Thái Lan”, tháng 11/2017, https://gain.fas.usda.gov/Recent%20GAIN%20Publications/Thai%20Plant%20Variety%20Protection%20Act%20Amendment%20Update_Bangkok_Thailand_11-2-2017.pdf 34 Kingkorn Narintarakul, “Mạng lưới hạt giống tự do Thái Lan: Jack có thể đối mặt với người khổng lồ?”, Mekong Commons, 2015, http://www.mekongcommons.org/thailands-freedom-seeds-network-can-jack-face-giant/ 35 Ibid. và trao đổi cá nhân với Mạng lưới Nông nghiệp thay thế 36 Ibid. 37 Biothai, “Việc thu thập hạt giống để trồng lại có trở thành tội ác?”, tháng 10/2017, https://www.biothai.org/node/1428 38 USDA FAS. “Cập nhật sửa đổi luật bảo vệ giống cây trồng Thái Lan”, tháng 11/2017, https://gain.fas.usda.gov/Recent%20GAIN%20Publications/Thai%20Plant%20Variety%20Protection%20Act%20Amendment%20Update_Bangkok_Thailand_11-2-2017.pdf 39 The Nation, “Luật sửa đổi bảo hộ cây trồng ‘phải chăm sóc nông dân”, tháng 7/2019, https://www.nationthailand.com/news/30372158 40 Mordor Intelligence, “Phân tích ngành hạt giống – ngành công nghiệp Việt Nam, tăng trưởng, xu hướng, và dự báo (2019 — 2024)”, 2018, https://www.mordorintelligence.com/industry-reports/seed-sector-analysis-vietnam-industry 41 Huynh Quang Tin, Nguyen Hong Cuc, Tran Thanh Be, Normita Ignacio & Trygve Berg, “Tác động của các câu lạc bộ hạt giống trong việc đảm bảo hệ thống hạt giống địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam”, 2011, Tạp chí Nông nghiệp bền vững. 42 Bert Visser, Tác động của luật hạt giống quốc gia đối với vận hành hệ thống hạt giống quy mô nhỏ. Nghiên cứu điểm quốc gia, tháng 5/2017, Oxfam Novib, https://www.sdhsprogram.org/assets/wbb-publications/770/Seedlawstudy_Bert%20Visser.pdf